Siêu thị mỹ phẩm
Khoẻ Hơn, Đẹp Hơn

BHA là gì? Công dụng hữu ích của BHA trong ngành mỹ phẩm

9/18/2019 2:20:00 PM

BHA là thành phần hóa học quan trọng thường xuất hiện trong các dòng mỹ phẩm trị mụn và tẩy tế bào chết trên da. Đây là loại axit có tác dụng làm bong tróc các tế bào thuộc lớp biểu bì ở phía ngoài cùng, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới. Qua đó, giúp cải thiện sức khỏe làn da tổng thể. Để hiểu rõ hơn BHA là gì và các công dụng hữu ích của BHA trong ngành mỹ phẩm, mời các bạn cùng mỹ phẩm Uriage theo dõi bài viết chi tiết bên dưới!

bha-la-gi-1.jpg 

BHA là gì? Công dụng hữu ích của BHA trong ngành mỹ phẩm  

BHA là gì?

BHA có tên đầy đủ: β-Hydroxy Acids (Axit Beta Hydroxy). Đây là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức axit cacboxylic và nhóm chức hydroxy được phân tách bằng hai nguyên tử carbon. BHA tan trong dầu, không tan trong nước.

BHA có nguồn gốc từ đâu?

BHA là axit gốc dầu, được chiếc xuất từ vỏ cây willow bark (vỏ cây liễu). BHA bao gồm các loại sau:

  • Axit β-Hydroxybutyric.
  • Axit β-hydroxy methyl-methylbutyric.
  • Carnitine.
  • Axit Salicylic.

Trong mỹ phẩm, thuật ngữ Beta Hydroxy Acid thường dùng để chỉ loại Axit Salicylic. Hợp chất này cũng là thành phần được sử dụng nhiều trong các loại kem chống lão hóa và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, BHA - Axit Salicylic còn có tác dụng chống viêm (gốc Aspirin).

bha-la-gi-2.jpg 

BHA là axit gốc dầu, được chiếc xuất từ vỏ cây willow bark (vỏ cây liễu) 

Cơ chế hoạt động của BHA

Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như một chất tẩy da chết. BHA làm cho các tế bào chết thuộc lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) bị bong tróc, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, mang lại làn da tươi sáng, trẻ trung. BHA còn có thể hoạt động tẩy sâu bên trong lỗ chân lông, khắc phục các vấn đề về tắc lỗ chân lông một cách dễ dàng. Đó là lý do vì sao mà các sản phẩm trị mụn thường chứa thành phần này.

BHA thường hoạt động tốt nhất ở nồng độ 1% đến 2% và có độ pH dao động từ 3 đến 4. Ngoài ra, các nghiên cứu trên Thế giới còn chỉ ra rằng, BHA giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.

bha-la-gi-7.jpg 

Cơ chế hoạt động của BHA 

Công dụng của BHA trong ngành mỹ phẩm

BHA giúp điều trị mụn viêm, mụn không viêm

BHA là chất tan được trong dầu. Nhờ vậy mà BHA dễ dàng thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, giúp tẩy sạch bã nhờn và bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đặc điểm này giúp BHA điều trị được các loại mụn viêm (mụn mủ, mụn bọc) và mụn không viêm (mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cám) trên da dầu, da có vết thêm mụn, da bị rối loạn sắc tố.

Ngoài ra, vì khả năng thấm sâu vào da mà BHA được khuyên dùng cho cả các cô nàng không bị mụn để làm sạch da từ bên trong.

(Da nhạy cảm nổi mụn cũng có thể sử dụng BHA, nhưng bạn cần phải kiểm tra trước 1 vùng nhỏ trên da để đảm bảo an toàn trước khi dùng nhé!)   

bha-la-gi-3.jpg 

BHA giúp điều trị mụn viêm, mụn không viêm

BHA giúp tẩy tế bào chết, cải thiện nếp nhăn

Giống như AHA, BHA cũng là hợp chất có tác dụng tẩy sạch tế bào chết nhờ vào cơ chế hoạt động của chúng. Mình có đề cập chi tiết công dụng này trong bài viết AHA là gì, các bạn có thể tham khảo thêm để hiểu rõ nguyên tắc hoạt động.

bha-la-gi-4.jpg 

BHA giúp tẩy tế bào chết, cải thiện nếp nhăn 

Những lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần BHA

Mặc dù BHA là thành phần hóa học được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta xem BHA là “thần dược” có thể phù hợp với mọi người. Thực chất, bạn vẫn có thể gặp phải một số vấn đề khi sử dụng BHA:

  • Tác dụng phụ dễ thấy nhất của BHA chính là tình trạng đẩy mụn ẩn. Nếu thấy quá trình đẩy mụn ẩn vẫn diễn ra liên tiếp trong vòng 6 tuần thì bạn nên ngưng sử dụng mỹ phẩm đó.
  • Da bị kích ứng ngay từ lần đầu sử dụng. Bạn có thể dãn cách số lần sử dụng sản phẩm ra từ 2–3 ngày, khi da đã quen rồi thì bạn có thể rút ngắn lại.
  • Bị nổi mẩn đỏ, mụn liên tục xuất hiện. Nếu tình trạng này kéo dài trong suốt 8 – 12 tuần, điều đó cho thấy bạn không phù hợp với các dòng mỹ phẩm chứa thành phần BHA. Ngưng sử dụng sản phẩm là cách tốt nhất dành cho bạn!

bha-la-gi-5.jpg 

Tác dụng phụ của BHA 

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết được BHA là gì và các công dụng của BHA để lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với cơ địa của mình.

Xem thêm:

Chúc bạn khỏe đẹp!

Tin tức nổi bật