Các vết sẹo mới, sẹo lâu năm trên da gây mất thẩm mỹ và khiến bạn thiếu tự tin. Bạn mong muốn loại bỏ khuyết điểm đáng ghét này nhưng không biết phải làm sao. Bạn đã từng thử qua rất nhiều cách trị sẹo nhưng vừa tốn thời gian, công sức mà không có kết quả. Đừng lo lắng sau đây Nhà thuốc Việt sẽ chia sẻ với bạn các cách trị sẹo tại nhà vừa đơn giản, ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao.
Điểm danh cách trị sẹo lâu năm tại nhà
Trước khi đi tìm hiểu các cách trị sẹo, cùng mình hiểu rõ hơn nguyên nhân hình thành sẹo cũng như phân loại sẹo để có thể điều trị sẹo dễ dàng hơn nhé.
Nguyên nhân và cơ chế hình thành sẹo
Khi da bị tổn thương do phẫu thuật, vết bỏng, té ngã hay mắc các bệnh lý về da rất có thể tạo nên sẹo. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, nguyên nhân, mức độ tổn thương, cách chăm sóc vết thương và cách xử lý sẹo mà hình dạng và kích thước của vết sẹo sẽ khác nhau. Đặc biệt để ngăn ngừa và hạn chế việc hình thành sẹo bạn nên chú ý chăm sóc kỹ càng từ lúc da mới bị tổn thương. Cùng tìm hiểu cơ chế hình thành sẹo khi da bị tổn thương để giúp ngăn ngừa sẹo hiệu quả hơn nhé.
Trong quá trình lành vết thương và hình thành sẹo bao gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn đông - cầm máu
Ở giai đoạn này, sau khi bị thương cơ thể sẽ hình thành các cục máu đông. Máu sẽ được biến đổi từ dạng lỏng (khi vẫn còn đang chảy trong lòng mạch), sang dạng rắn (khi đã thoát ra khỏi lòng mạch qua vị trí tổn thương). Từ đó giúp cầm máu, ngăn chặn các tế bào bị hư hại, vi trùng và các yếu tố bên ngoài (như bụi bẩn).
Giai đoạn 2: Giai đoạn viêm
Trong giai đoạn này, các đại thực bào sẽ đến và tiêu diệt các mô hoại tử, vi khuẩn và vật lạ nhằm làm sạch vết thương, chuẩn bị cho giai đoạn tăng sinh tiếp theo. Lúc này cơ thể thường có các biểu hiện điển hình như: sưng, đau, nóng, đỏ, sốt. Sau đó cơ thể sẽ tạo ra các tế bào mới để chữa lành vết thương và lớp vảy để bảo vệ nó.
Lưu ý, để cải thiện vết thương và làm giảm sẹo, bạn không nên bóc lớp vảy này đi mà phải thận trọng bằng cách thoa kem kháng khuẩn bảo vệ lớp vảy, trong khi chờ đợi các tế bào da mới phát triển bên dưới nó. Sau một thời gian, các vảy sẽ tự nhiên biến mất.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tăng sinh
Đây là giai đoạn tái cấu trúc, phục hồi lại những khiếm khuyết mà tổn thương gây ra thông qua sự hình thành mô liên kết mới và cuối cùng là sự hình thành biểu mô che phủ lên bề mặt vết thương.
Trong khoảng thời gian từ 1 đến vài tuần, nguyên bào sợi sẽ tăng sinh tại vết thương để sản xuất collagen cũng như các chất của mô liên kết (mô hạt) để làm đầy vết thương, các mạch máu mới cũng sẽ được tái tạo giúp da mau chóng hồi phục. Nếu collagen sản xuất không đủ, sẽ gây ra sẹo lõm. Nếu collagen được sản xuất quá nhiều, gây tích tụ dày đặc, gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
Giai đoạn 4: Giai đoạn tái tạo
Ở giai đoạn này, phần bề mặt vết thương đã khép miệng, mạch máu được phục hồi và bề mặt da sẽ được che phủ bởi lớp biểu mô mới. Tuy nhiên, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến 2 năm. Bởi hoạt động tăng sinh của các sợi collagen vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, sự tăng sinh lên quá mức cả về số lượng và trật tự này của các sợi collagen trong cấu trúc da sẽ dần dần gây nên tình trạng sẹo tại vị trí bị thương.
Vì vậy việc chăm sóc vết thương đúng cách trong quá trình lành thương và sau khi lành thương sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành sẹo.
Phân loại sẹo
1. Sẹo thường
Sẹo thường
Đây là loại sẹo nhỏ, thường mờ nhạt xuất hiện khi da bị các vết cắt, trầy da nhỏ. Những vết thương này sẽ lành lại nhanh chóng nhưng sẽ để lại những vết sẹo nhỏ. Quá trình ổn định một vết sẹo có thể mất tới hai năm. Vết sẹo sẽ không biến mất hoàn toàn mà sẽ để lại một đường hoặc một vết khá rõ ràng. Trên loại da sẫm màu, các mô sẹo thường rõ ràng hơn có thể là những vết màu nâu hoặc trắng.
2. Sẹo lồi
Sẹo lồi
Sẹo lồi là kết quả của việc tăng sinh collagen quá mức tại vị trí vết thương và thường rất khó điều trị. Loại sẹo thường nhô cao lên khỏi bề mặt da và có màu đỏ hoặc tím khi mới hình thành. Chúng đôi khi gây ngứa, hơi đau, cảm giác căng cứng và có thể ảnh hưởng tới cử động bình thường nếu chúng bị kéo căng và gần với các vị trí khớp xương.
3. Sẹo phì đại
Sẹo phì đại
Giống như sẹo lồi, sẹo phì đại là kết quả của việc sản xuất dư thừa collagen tại vị trí vết thương nhưng lượng collagen tiết ra không quá nhiều như sẹo lồi. Ngoài ra, loại sẹo này sẽ không phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu và chỉ phát triển trong một thời gian cố định.
4. Sẹo lõm hay sẹo rỗ
Sẹo lõm hay sẹo rỗ
Nguyên nhân gây ra sẹo lõm và sẹo rỗ có thể do mắc phải một số bệnh lý trên da như thuỷ đậu, mụn. Nó có hình dạng lõm thấp hơn vùng da xung quanh, ngược lại với sẹo lồi hay sẹo phì đại. Sẹo lõm có hình dạng và kích thước khác nhau, thường không gây cảm giác đau, ngứa hoặc co kéo da. Nhưng chúng gây mất thẩm mỹ khiến da xấu đi và thiếu sức sống.
5. Sẹo co rút
Sẹo co rút
Loại sẹo này thường là di chứng của các vết thương nghiêm trọng sau khi bị bỏng. Chúng gây kéo rút da, làm giảm khả năng vận động. Sẹo co rút cũng có thể ăn sâu vào da, ảnh hưởng đến các cơ cũng như các dây thần kinh.
Hướng dẫn cách trị sẹo mới, sẹo lâu năm tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên
1. Cách trị sẹo tại nhà bằng nha đam
Nha đam (hay còn tên gọi khác là lô hội) với các chất như cellulose, xylose,... có công dụng kháng khuẩn hay đường đơn, vitamin nhóm B và chất xơ hỗ trợ chữa lành tổn thương trên bề mặt biểu bì. Đồng thời, hợp chất aloesin (1%) ở lá cây nha đam có khả năng ức chế quá trình sản xuất melanin, góp phần giúp cho các mảng sẹo mờ đi nhanh chóng, duy trì được mức độ da tươi sáng như mong muốn. Đặc biệt, với các sẹo lõm nha đam sẽ giúp kích thích quá trình tái tạo mô mới, làm đầy sẹo và phẳng mịn da.
Cách trị sẹo tại nhà bằng nha đam
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 Lá nha đam tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, gọt bỏ vỏ và chiết lấy phần thịt trắng bên trong, lưu ý làm sạch nhựa vàng của nha đam. Cho phần thịt nha đam vào máy xay cho nhuyễn.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da cần trị sẹo, dùng đầu ngón tay bôi trực tiếp lên vị trí cần chữa sẹo và kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Bước 3: Để nguyên trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch. Bạn nên thực hiện đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý, không được thoa nha đam lên vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng tổn thương da.
2. Cách trị sẹo tại nhà bằng chanh
Chanh là một loại quả quen thuộc với mọi căn bếp giúp tăng hương vị cho món ăn. Hơn thế nữa chanh còn có tác dụng rất tốt trong việc trị sẹo. Nó có chứa hàm lượng vitamin C, axit citric cao nên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt, đồng thời điều hòa, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Chanh là một cách trị sẹo lồi được nhiều người ưa chuộng bởi tính an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay.
Cách trị sẹo tại nhà bằng chanh
Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Sau khi rửa sạch vùng bị sẹo lồi bằng nước ấm, rồi thoa đều nước cốt chanh lên, kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.
- Bước 3: Để nguyên rồi thư giãn khoảng 20 phút và cuối cùng rửa sạch lại với nước mát. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bật mí 10 cách trị sẹo rỗ tại nhà hiệu quả và đơn giản nhất.
3. Cách trị sẹo lâu năm bằng lá ngải cứu
Ngải cứu được biết đến là bài thuốc dân gian giúp thải độc cho cơ thể cực kỳ tốt. Không những vậy tẩy đi những vết sẹo lồi chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Bởi trong lá ngải cứu có các thành phần chính như chất xơ, chất chống oxy hóa cùng tính kháng khuẩn. Từ đó, giúp làm liền, xẹp mô sẹo lồi 1 cách hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C có trong rau ngải cứu còn giúp làm giảm các hắc tố melanin có trong nhân xơ. Tẩy sẹo trên mặt bằng ngải cứu là giải pháp hữu hiệu, giúp bạn sớm sở hữu làn da sáng mịn, tươi mới.
Cách trị sẹo lâu năm bằng lá ngải cứu
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Dùng 1 nắm rau ngải cứu rửa sạch rồi đun lấy nước.
- Bước 2: Mỗi lần tắm xong, bạn dùng bông gòn thấm nước rau ngải cứu chấm lên vùng da bị sẹo.
- Bước 3: Để cho khô đi rồi rửa lại với nước mát.
4. Cách trị sẹo lâu năm bằng nghệ tươi
Dùng nghệ tươi trị sẹo là một phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng, đặc biệt là với các vết sẹo mới. Trong nghệ tươi có chứa hoạt chất curcumin và các vitamin E. Những chất này giúp kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích tế bào da ở vùng sẹo sản sinh collagen và elastin, tái tạo các sợi tế bào phục hồi da và làm đầy sẹo, phẳng mịn bề mặt da một cách nhanh chóng. Từ đó, hỗ trợ điều trị sẹo lồi, sẹo lõm hiệu quả và ức chế hắc tố gây sạm màu da.
Cách trị sẹo lâu năm bằng nghệ tươi
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Củ nghệ tươi đem rửa thật sạch, sau đó thái lát mỏng hoặc có thể đập dập lát nghệ.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị sẹo. Rồi dùng lát nghệ tươi chà nhẹ nhàng lên vết sẹo. Hoặc bạn cũng có thể dùng tăm bông thấm vào lát nghệ đã đập dập và bôi lên vết sẹo.
- Bước 3: Để khoảng 10 - 15 phút cho tinh chất nghệ thấm sâu vào da, sau đó rửa lại với nước.
5. Cách trị sẹo tại nhà bằng mật ong
Mật ong có chứa enzyme glucose oxidase. Chất này có thể chuyển hóa thành một loại sát trùng tương tự như oxy già, giúp diệt khuẩn cho các vết thương trên da. trong mật ong còn chứa một số axit và đường tự nhiên có khả năng loại bỏ tế bào chết ở khu vực bị thâm sẹo. Nhờ vậy, vùng da sẹo bớt sậm màu hơn. Ngoài ra, mật ong cũng cung cấp độ ẩm vừa đủ cho da, giúp tái tạo làn da và chống lão hóa. Từ đó, vết thâm sẹo xấu xí cũng sẽ mờ dần dần. Không chỉ có tác dụng làm mềm các vết sẹo, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen mà mật ong còn giúp kháng viêm, tẩy tế bào chết đẩy lùi các sắc tố gây hại cho da, cân bằng màu da, dưỡng ẩm và làm da mềm mịn.
Cách trị sẹo tại nhà bằng mật ong
Cách trị sẹo rỗ bằng mật ong nguyên chất rất đơn giản:
- Bước 1: Làm sạch vùng da cần điều trị sẹo bằng nước ấm sau đó thấm khô nước.
- Bước 2: Thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị sẹo rỗ và vùng da xung quanh massage nhẹ theo chuyển động tròn.
- Bước 3: Lưu lại trên da khoảng 10-15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát.
Áp dụng 3 lần/tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên sử dụng mật ong nguyên chất tránh sử dụng mật ong giả, pha chế tạp chất gây ảnh hưởng đến da. Hiệu quả của mật ong trong điều trị sẹo lõm, sẹo rỗ ở giai đoạn nhẹ sau 3-4 tuần sử dụng.
6. Cách trị sẹo bằng hành tây
Hành tây là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp điều trị sẹo lồi rất hiệu quả. Với đặc tính chống viêm và khả năng ức chế việc sản sinh ra quá nhiều collagen trong các mô sẹo của hành tây giúp chúng phát triển một cách có kiểm soát, nhờ đó mà vết sẹo lồi bớt cứng, dần dần xẹp xuống, thu nhỏ kích thước vết sẹo và mờ hẳn đi. Đồng thời, trong hành tây còn chứa các dưỡng chất giúp ngăn chặn sự hình thành của các sắc tố melanin từ đó làm sáng vùng da bị sẹo.
Cách trị sẹo bằng hành tây
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ hành tây.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lột vỏ hành tây, rồi ép nước hành tây tươi.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị sẹo, rồi bôi trực tiếp nước hành tây lên vết sẹo và để khô tự nhiên.
- Bước 3: Để nguyên sau khoảng 15 phút, sau đó bạn hãy rửa sạch lại vùng da bị sẹo. Nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để lấy lại làn da hết sẹo, phẳng mịn và đều màu.
7. Cách trị sẹo bằng rau má
Trong rau má có chứa một lượng lớn chất triterpenoids, chất này sẽ giúp đẩy mạnh lưu thông máu dưới mô da. Đồng thời, các dưỡng chất khác trong cây rau má còn có khả năng ức chế tăng sinh collagen, khiến chúng không thể phát triển vượt mức cần thiết - nguyên nhân chính gây nên sẹo lồi. Vì những công dụng này rau má được rất nhiều người áp dụng để điều trị sẹo lồi tại nhà.
Cách trị sẹo bằng rau má
Chuẩn bị: 1 nắm rau má tươi.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm rau má rửa sạch, giã nhuyễn hoặc dùng máy xay nhuyễn rồi đựng vào chén sạch.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da bị sẹo bằng nước ấm, sau đó đắp hỗn hợp lên trên và dùng băng gạc cố định lại.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp rau má trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước mát. Bạn nên thực hiện lặp lại 2 lần sáng tối mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
8. Cách trị sẹo bằng gừng
Dùng gừng để chữa sẹo là một trong những phương pháp được y học phương đông áp dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả cao. Bởi trong gừng chứa lượng tinh dầu có tính cay nóng, cũng như có rất nhiều hợp chất quý như: nhóm chất khoáng, nhóm chất tiền vitamin, chất chống oxy hóa,.. Do đó, gừng có khả năng ngăn chặn quá trình tăng sinh các sợi collagen, mô xơ gây nên sẹo lồi một cách hiệu quả.
Cách trị sẹo bằng gừng
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng 1 nhánh gừng tươi đập dập bỏ vào bát nước lọc, bạn dùng tay vắt lấy nước cốt gừng cho vào chén đựng sẵn 1 thìa mật ong.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da bị sẹo, rồi bôi hỗn hợp lên vùng da bị sẹo.
- Bước 3: Để nguyên trên da trong 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước mát. Lưu ý, không được bôi lên vết thương hở, chưa lành hẳn bởi vì nó sẽ làm nhiễm trùng da.
Những lưu ý khi điều trị sẹo tại nhà
Để trị sẹo thành công bạn sẽ phải chú ý tới nhiều những yếu tố khác nhau. Đừng tùy tiện trị sẹo bằng những phương pháp không an toàn vì có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, bạn cần phải lưu ý đến một số điều trong quá trình điều trị sẹo như sau:
Những lưu ý khi điều trị sẹo tại nhà
- Xác định đúng loại sẹo để có cách trị sẹo phù hợp.
- Không tự ý sử dụng các phương pháp hoặc sản phẩm để tự điều trị sẹo mà không tìm hiểu kỹ lưỡng, tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
- Luôn kiên trì thực hiện đều đặn không bỏ cuộc trong quá trình điều trị.
- Không dùng các chất tẩy rửa, dung dịch có độ pH cao trong giai đoạn điều trị.
- Cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, nên kiêng cữ những thực phẩm dễ gây kích ứng như: rau muống, thịt gà, tôm, gạo nếp, thức ăn cay nóng, các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá,... khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn và nhiều biến chứng khác.
Trên đây, Siêu Thị Mỹ Phẩm đã chia sẻ chi tiết cách trị sẹo, giúp bạn nằm lòng các bí quyết đơn giản mà lại hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ sớm ngày sở hữu làn da mướt mịn và sáng khỏe. Nếu cơ địa của bạn khó giảm sẹo, dùng các nguyên liệu tự nhiên để điều trị lâu ngày không thấy cải thiện thì hãy cân nhắc đến việc sử dụng các loại kem trị sẹo hoặc các liệu pháp điều trị chuyên sâu để đạt kết quả tốt nhất nhé.
Xem thêm: