Sở hữu làn da trắng hồng, mịn màng là điều mà các chị em đều mong muốn. Thế nhưng, việc làm đẹp không đúng cách, vội vàng mong muốn da đẹp nhanh chóng đã khiến chị em có những lựa chọn sai lầm. Chọn tin vào những lời quảng cáo sai sự thật, kem trộn mỹ phẩm kém chất lượng khiến da bị nhiễm Corticoid. Thời gian đầu da đang bị bào mòn trở nên trắng mịn cứ ngỡ là đây là “kem thần”, nhưng sau một thời gian ngắn da bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm, da nóng đỏ và gây ra cảm giác nóng rát do bị giãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết.
Trong bài viết hôm nay Sieuthimypham.vn sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị kịp thời da nhiễm Corticoid.
Làn da bị nhiễm Corticoid
1. Da nhiễm corticoid là bị gì?
Da nhiễm Corticoid là khi da tổn thương, bị mài mòn, viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc Corticoid trong một thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có chứa corticoid hoặc qua con đường thoa trực tiếp.
Tình trạng này là do sản phẩm chứa corticoid hoặc dẫn xuất của chất này vượt quá mức cho phép, thường có trong các dòng kem không rõ nguồn gốc, kem trộn tự chế, rượu bôi trị mụn, thuốc thảo dược kém chất lượng và thường được quảng cáo là có hiệu quả làm trắng tức thời cấp tốc, thực chất là do chất corticoid mang lại.
Corticoid được gọi đầy đủ là Corticosteroid/ Glucocorticoid thuộc nhóm kháng viêm có steroid, là một loại hormone được sản xuất bởi vỏ thượng thận của con người. Được xếp vào nhóm chất độc dược bảng B theo quy định của Bộ Y Tế. Khi sử dụng corticoid dạng tiêm và uống trong thời gian dài bạn có thể sẽ mắc các triệu chứng bệnh teo tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết tố. Một số tác dụng phụ của Corticoid có thể gây ra hiện tượng phù nề, giữ nước và chất khoáng Natri trong cơ thể, gây ra mất cân bằng quá trình chuyển hóa lipid tạo ra hiện tượng lắng đọng mỡ trên mặt, cổ lưng.
Corticoid thường được sử dụng dưới dạng kem thuốc, hoặc có thể nhiều dạng khác như thuốc mỡ, dung dịch thoa, thuốc tiêm, thuốc uống,... Theo đó, công dụng chính của Corticoid là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch.
Không phủ nhận những tác dụng của Corticoid trong mỹ phẩm, kem trộn bôi ngoài da có thể chữa trị được một số bệnh lý, tuy vậy việc sử dụng sai cách, sai nồng độ cũng như thời gian điều trị có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như teo da, rạn da, hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị lột bỏ hoàn toàn. Khi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da không còn, có thể khiến da mọc mụn, trứng cá,... đặc biệt nếu corticoid sẽ đi qua da, ngấm xuống xuống máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các hiện tượng da nhiễm Corticoid
2. Dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticoid
Da nhiễm Corticoid không chỉ khiến làn da bị tổn thương, viêm nhiễm nặng và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, việc nhận biết được những dấu hiệu, những nguy cơ tìm tàn sớm sẽ có hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Da hiệu quả tức thì chỉ sau 1- 2 ngày, những nốt mụn, nám, tàn nhang mất nhanh chóng. Da trắng hồng rõ rệt nếp nhăn li ti trên da biến mất. Vùng da bôi mỹ phẩm chuyển sang màu trắng bạch, nổi bật hơn so với vùng da khác.
Tuy nhiên đó là bước đầu chỉ sau một thời gian sử dụng mỹ phẩm kém chất lương, chứa Corticoid sau khi sử dụng một thời gian ngắn hoặc ngưng dùng, làn da sẽ nhanh chóng tụt dốc nghiêm trọng
2.1 Da khô bong tróc
Đây là cấp độ đầu tiên của quá trình da bị nhiễm Corticoid, đây là giai đoạn tổn thương nhẹ nhất. Một số biểu hiện là trên bề mặt da râm rang ngứa, có độ sần nhẹ, da có cảm giác như kiến bò, châm chích trên vùng da thoa. Khi lần đầu sử dụng sản phẩm có chứa Corticoid sẽ không nhận ra được những tổn thương cho da, bởi người sử dụng với nồng độ thấp và thời gian ngắn.
2.2. Viêm da cấp tính
Lúc này da đã chính thức bắt đầu bị nhiễm độc. Một số dấu hiệu nhận biết như sau: Da có cảm giác như bị bỏng rát, nổi những bong bóng nước và vùng tổn thương lan rộng khắp toàn mặt. Khi những bong bóng nước này vỡ sẽ tạo cảm giác đau nhức, da thâm sạm và sần đỏ kéo dài.
2.3. Giãn mạch máu
Nếu người sử dụng dùng mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài (khoảng 1 năm) thì các tổn thương đã tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Da mỏng, ửng hồng, lộ nhiều mạch máu, da khô sần, sạm và nhiều mụn ẩn dày đặc hoặc có mụn nhỏ li ti và bề mặt da như bị phù giữ nước, sưng mọng. Xuất hiện các mảng nám, sạm và tàn nhang ở hai bên má, và lan rộng ra các vị trí khác, có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám.
2.4. Viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn ồ ạt
Khi da bị nhiễm corticoid ở cấp độ nặng này sẽ thấy các biểu hiện như da bóng nhầy, kèm mụn sưng to và người bệnh luôn thấy da nóng đỏ và rát, luôn có cảm giác như bị châm chích, da căng tức khó chịu.
Da bị nhiễm corticoid ở cấp độ nặng
2.5. Viêm da kích thích
Đây là giai đoạn da bị nhiễm corticoid có độc cao nhất. Biểu hiện là bệnh nhân luôn cảm thấy làn da luôn đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát, đau nhức kể cả không chạm vào. Đồng thời người bệnh cũng có thể thấy tình trạng da khô sần, bong tróc, đóng vảy thành mảng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo dịch vàng, cùng các dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử.
3. Cách điều trị da nhiễm Corticoid an toàn và nhanh chóng
Điều trị Corticoid chưa bao giờ là dễ dàng dù ở cấp độ nhẹ hay nặng, chính vì vậy cần hiểu rõ tình trạng da hiện tại, để có những bước tiến hành điều trị thích hợp.
- Da đã bị nghiện Corticoid, nếu ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa Corticoid đột ngột sẽ khiến da sinh ra kích ứng mạnh. Trong 1-2 tuần đầu tiên từ 2 lần/ngày giảm còn 1 lần/ ngày, từ dùng hằng ngày đến dùng cách ngày, sau đó 2 - 3 lần/tuần và từ từ giảm hẳn.
- Bên cạnh đó ngừng dùng tất cả các loại mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da khác, không trang điểm trong giai đoạn này để da có thời gian hồi phục hàng rào bảo vệ da, không sử dụng các sản phẩm chứa kiềm, acid, vitamin C, hydroquinone, lactic acid, glycolic acid,...
- Hằng ngày cần vệ sinh da mặt với các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, nước muối sinh lý, không chứa cồn, với độ pH trung bình 5.5 mang lại độ ẩm không gây khô da. Đặc biệt tránh chà xát mạnh gây tổn thương nặng nề hơn.
- Cần xông hơi cho da mặt bằng các thảo dược hoặc nước chanh mật ong, trà xanh loại sạch không chứa chất độc hại với tần suất 2 – 3 lần/tuần.
- Tăng cường bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời bằng quần áo, kính mát,.. sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ phù hợp với làn da nhạy cảm, đang bị tổn thương.
Cách điều trị da nhiễm Corticoid
Cần đến các cơ sở uy tín để gặp các chuyên gia da liễu tại các cơ sở chuyên khoa da bệnh viện uy tín để được điều trị, đây là cách xử lý thông minh và nhanh chóng nhất cần thiết nhất lúc này. Việc tự áp dụng các phương pháp xử lý sơ cứu tại nhà chỉ là tạm thời. Nếu muốn sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ chỉ khiến tình trạng nhiễm độc Corticoid thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
*Lưu ý:
Để da nhanh chóng phục hồi, ngoài áp dụng những phương pháp trên
- Uống đủ nước từ 2 - 3 lít nước/ngày
- Bổ sung các loại rau quả, nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C để thúc đẩy sản sinh Collagen elastin tốt cho sự hồi phục của da từ bên trong.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê
- Kiêng ăn đường, thực phẩm nhiều đường và hạn chế tinh bột
- Hạn chế chạm tay hoặc sờ vào mặt để tránh mặt bị nhiễm khuẩn.
- Kiên trì chăm sóc và hồi phục da vì thời gian da phục hồi tỷ lệ thuận với thời gian sử kem, thuốc bôi có chứa Corticoid.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm, hãy lựa chọn sản phẩm một cách đúng đắn và sáng suốt, đừng vì những lời quảng cáo hoa mỹ mà tiền mất tật mang. Trên đây Siêu thị mỹ phẩm vừa cung cấp cho bạn những thông tin về Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị kịp thời da nhiễm Corticoid. Chúc bạn nhanh chóng bình phục sở hữu làn da như mơ.
Xem thêm: