Những vết thương nhỏ trên da cũng có thể gây nên những vết sẹo xấu xí. Trong giai đoạn vết thương đang lành, những thực phẩm trong thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ quyết định việc hình thành sẹo, vì thế, bạn cần chú ý nếu không muốn bị sẹo. Sau đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị sẹo, cùng tìm hiểu nhé.
Bị sẹo nên ăn gì?
Để vết thương nhanh chóng liền, ngoài việc tuân thủ đúng chỉ dẫn y khoa của bác sĩ bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe và giúp tế bào da hồi phục nhanh chóng.
Bị sẹo nên ăn gì để vết thương nhanh lành và hạn chế “vết tích” luôn được nhiều quan tâm. Bạn hãy áp dụng ngay chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm sau đây:
Bổ sung nhiều thực phẩm nhiều đạm

Bổ sung nhiều thực phẩm nhiều đạm: Thịt lợn, cá, tép,.. Đây là những thực phẩm tốt cho quá trình tăng sinh tế bào mới để thay thế vào mô da bị hư tổn, rách,..
Ăn các thực phẩm tốt cho máu
Các thực phẩm có chứa các dưỡng chất: Sắt, Kali, Magie, Vitamin B12,… sẽ giúp mang oxi và tế bào bạch cầu tới mô tế bào bị hư tổn. Từ đó vết thương hở sẽ nhanh chóng khép miệng và lên da non.
Đồng thời, nếu bạn chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi cho máu còn giúp hạn chế sẹo sau khi liền vết thương.
Nạp nhiều các thực phẩm chứa các nhóm Vitamin A, B, C, E
Các yếu tố Vitamin có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng sinh Collagen, tế bào mô mới để làm liền vết thương.
Đặc biệt Vitamin C có vai trò quyết định lớn tới sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập miệng vết thương gây mưng mủ, chảy dịch. Đồng thời, trong thời gian hồi phục da bạn bổ sung Vitamin C cũng giúp giảm nguy cơ bị sẹo thâm.
Tăng cường kẽm, selen
Thực phẩm từ thịt vịt, ngan, ngũ cốc,… có chứa rất nhiều dưỡng chất bổ cho cơ thể trong đó có kẽm và selen. Bị sẹo nên ăn các món ăn chứa các dưỡng chất này để tăng cường hệ miễn dịch, nhanh liền vết thương.
Bị sẹo kiêng ăn gì?
Để có được làn da mềm mịn, sáng đều màu sau khi bị vết thương hở, bạn hãy lưu ý 1 số những thực phẩm cần kiêng kị sau đây trong thời kì hồi phục và lên da non.
Thực phẩm người bị sẹo lồi không nên ăn
Người có cơ địa sẹo lồi cần kiêng tránh những thực phẩm có tính hàn hoặc có thể khiến vết thương lâu bong vảy, viêm mủ từ bên trong. Dưới đây là danh sách các món ăn bạn cần hạn chế nạp vào cơ thể để tránh để lại sẹo lồi:
Rau muống

Theo quan niệm dân gian, rau muống là nguyên nhân chính dẫn tới sẹo lồi nếu bạn không có chế độ kiêng khem chặt chẽ thời kì da lành vết thương.
Rau muống có tính hàn, khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng sinh 1 lượng lớn Collagen mới. Từ đó, lượng da thừa sẽ đùn lên nhiều tạo thành sẹo lồi.
Thịt gà
Khi vết thương vẫn còn chưa lành hẳn miệng nếu bạn ăn thịt gà sẽ làm ngứa tại vùng da đó. Đồng thời thịt gà còn làm vết thương khó lành hơn, nguy cơ để lại sẹo lồi rất cao.
Thịt bò
Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng thịt bò có thể làm xáo trộn các mô sợi Collagen tăng sinh trong quá trình làm lành vết thương. Do đó, bị sẹo không nên ăn thịt bò để giảm thiểu tối đa khả năng tạo sẹo lồi sau khi vết thương hồi phục.
Hải sản, thực phẩm có tính tanh
Cũng giống như rau muống, hải sản và thực phẩm có tính tanh luôn được xếp vào danh sách nên kiêng khi bị sẹo.
Chúng có tính hàn và làm các mô sợi Collagen sinh sản nhanh chóng gây nên sẹo lồi. Bạn cần hết sức chú ý không nên ăn đồ biển trong thời gian đang hồi phục vết thương.
Đồ nếp
Khác với hải sản hay rau muống, các thực phẩm được chế biến từ gạo nếp đều có tính nóng. Chính vì thế, khi bạn nạp các thức ăn đồ nếp vào cơ thể khi đang bị vết thương sẽ làm chúng bị viêm mủ, sưng nề hơn.
Khi đó vết thương sẽ trở nên khó liền và khả năng hình thành sẹo lồi rất cao.
Đồ ăn cần kiêng kị cho người bị sẹo thâm
Sẹo thâm sau tai nạn, bỏng hoặc bị mụn mủ tạo nên rào cản rất lớn cho bạn khi giao tiếp với những người xung quanh. Sẹo thâm thường rất dễ bị lộ và khó điều trị. Vì thế ngay từ khi có vết thương hở trên da, bạn hãy chú ý kiêng kị 1 số thực phẩm sau đây để hạn chế tối đa sẹo thâm hình thành.
Về cơ bản, sẹo thâm và sẹo lồi có tính chất gần giống nhau. Sẹo lồi thường đi kèm với biểu hiện thâm tím nên bạn muốn đề phòng sẹo thâm thì hãy kiêng toàn bộ những thực phẩm như đã đề cập bên trên.
Đồng thời, trong thời gian lên da non bạn cần kiêng thêm:
Thịt chó.
Rau ngót.
Rau dền.
Sẹo lõm không nên ăn gì?
Sẹo lõm là tình trạng thường gặp nhất của những người có làn da nhiều mụn. Thông thường, sẹo lõm là hệ lụy của việc tổng hợp không đủ Collagen trong quá trình làm liền vết thương. Do đó, để hạn chế tình trạng này bạn có thể chủ động tránh 1 số món ăn, thực phẩm như sau:
Hải sản vỏ cứng
Các loại thực phẩm như cua, ốc, trai, hến,.. bạn tuyệt đối không nên ăn trong thời gian đầu đang có vết thương hở.
Những loại đồ hải sản có tính tanh này làm phần mô da không thể tập trung và đẩy đều các sợi Collagen mới thay thế các tế bào bị hư tổn. Từ đó, nguy cơ hình thành sẹo lõm của bạn càng cao.
Lòng đỏ trứng gà
Tính chất tanh của lòng đỏ trứng gà là nguyên nhân lớn gây nên các vết sẹo lõm, sẹo rỗ của bạn nếu không kiêng khem nghiêm ngặt.
Lòng đỏ trứng còn làm miệng vết thương lâu liền, dễ tăng sinh hắc tố melanin và gây nên sẹo lõm thâm.
Nước mắm
Dù là gia vị thường được dùng trong nấu nướng nhưng nếu có cơ địa sẹo lõm, khi bạn đang có vết thương hở không nên sử dụng nước mắm để chế biến thực phẩm.
Chất đạm trong nước mắm sẽ làm da non càng bị ngứa và khó tập trung các mô sợi Collagen để làm đầy các hố sẹo.
Các loại thịt đỏ
Bị sẹo kiêng ăn thịt bò, nội tạng động vật,.. là những thực phẩm bạn cần kiêng tránh trong thời gian đầu hồi phục.
Những lưu ý tránh để lại sẹo khi có vết thương hở
Ngoài những lưu ý bị sẹo kiêng ăn gì và nên ăn gì, bạn hãy lưu ý 1 số những nguyên tắc sau để tránh sẹo ngay từ khi vết thương hở mới hình thành.
Xử lý vết thương đúng cách
Sự xâm nhập của vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, khó liền mô hư tổn và gây sẹo. Do đó bạn cần xử lý vết thương của mình ngay khi mới hình thành bằng cách: sát khuẩn, băng bó,… Nếu bị tai nạn hoặc vết rách to, bạn cần tới viện càng sớm càng tốt để được xử lý tốt nhất.
Chăm sóc tốt trong suốt quá trình bị thương
Bạn cần vệ sinh vết thương hở thường xuyên bằng dung dịch muối sinh lý hoặc thuốc chuyên dụng.
Rửa tay kĩ trước khi tiến hành thay băng.
Hạn chế sờ vào vết thương, để nước dính vào để tránh nhiễm trùng tăng khả năng để lại sẹo.
Tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng liền vết thương.
Tránh ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể tác động sâu tới mô da khi mới hình thành, tạo thành các vệt thâm.
Tránh kéo căng, làm giãn mô sẹo
Không tạo áp lực, kéo giãn vết thương khi đang lên da non tránh làm sẹo co kéo phức tạp hơn.
Trên đây Siêu Thị Mỹ Phẩm vừa mách cho các bạn những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để tránh gây nên tình trạng sẹo khi có vết thương hở. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với tất cả mọi người.
Xem thêm: