Siêu thị mỹ phẩm
Khoẻ Hơn, Đẹp Hơn

Nhiễm nấm Candida ở vùng kín và cách chữa nấm Candida ở nữ giới hiệu quả

2/27/2020 3:52:00 PM

Nhiễm nấm Candida ở vùng kín là tình trạng phổ biến ở chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiễm nấm Candida ở nữ giới không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của chị em mà còn ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, nếu nặng còn ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ nữa. 

Theo thống kê, 90% chị em phụ nữ bị mắc nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 50% trong số đó bị tái phát hoặc dai dẳng, kéo dài. 

Với kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành dược mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe, hôm nay, tôi muốn cung cấp cho chị em một số kiến thức về bệnh nhiễm nấm Candida ở vùng kín và gợi ý một số cách chữa nấm Candida ở nữ giới hiệu quả, chị em có thể xem dưới đây.

nhiem-nam-cadida-o-vung-kin.jpg

Nhiễm nấm Candida ở vùng kín là gì?

Để hiểu rõ về các vấn đề như nguyên nhân, triệu chứng của nấm Candida ở nữ giới, đầu tiên tôi muốn nêu rõ khái niệm nhiễm nấm Candida ở vùng kín.

Nhiễm nấm Candida là tình trạng chị em bị nấm men có tên Candida albicans tấn công. Loại nấm này thường sống kí sinh trong âm đạo phụ nữ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm phát triển và gây ta một số triệu chứng như: khí hư bất thường, khí hư thường có màu trắng đục, bám thành từng mảng trong âm đạo và có thể gây mùi khó chịu, nóng rát âm đạo, đau khi quan hệ tình dục.

Nấm Candida không chỉ gây tình trạng khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chị em. Đặc biệt, nấm thường tái phát dai dẳng khiến cho việc chữa nấm Candida ở nữ giới rất khó khăn.

Nguyên nhân gây nấm Candida ở nữ giới

Mầm mống nấm Candida vốn tồn tại sẵn trong môi trường âm đạo ẩm ướt nhưng "chung sống hòa bình: với các loại vi khuẩn khác. Trong điều kiện bình thường, nấm âm đạo không gây hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng pH do những nguyên nhân phổ biến dưới đây sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida tăng sinh quá mức và gây bệnh.

  • Lượng Estrogen tăng cao: Những chị em có nồng độ Estrogen tăng cao như phụ nữ mang thai sử dụng hormone estrogen hay sử dụng thuốc tránh thai estrogen liều cao.
  • Phụ nữ mắc đái tháo đường: Thường đối tượng này kiểm soát lượng đường huyết không hiệu quả khiến nấm men sinh sôi và phát triển
  • Dùng kháng sinh: Có khoảng 30% chị em bị nhiễm nấm âm đạo sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Những chị em phải điều trị bằng corticosteroid sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng và suy yếu, lúc này sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ. Hệ miễn dịch suy yếu còn gặp ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Chị em thường xuyên vệ sinh vùng kín, thế nhưng không phải cách vệ sinh nào cũng đúng. Viêc vệ sinh quá nhiều lần, thụt rửa quá sâu, dùng những loại nước vệ sinh vùng kín có tính sát khuẩn cao… sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và ph âm đạo khiến nấm âm đạo tăng đột biến.

Ngoài ra một số các nguyên nhân như: xây dựng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt tình dục không lành mạnh, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng sẽ khiến nấm Candida tăng mạnh gây viêm nhiễm.

nam-candida-o-nu-gioi.png

Các dấu hiệu nhiễm nấm candida ở nữ giới

Người bị nhiễm nấm Candida ở vùng kín thường có những dấu hiệu như sau:

  • Khí hư bất thường: Lượng khí hư ra nhiều hơn bình thường, khí hư có màu trắng đục và có lợn cợn như sữa chua. Khí hư sẽ bám thành từng mảng ở thành âm đạo và gây nên mùi hôi khó chịu.
  • Ngứa rát âm đạo: Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi quan hệ tình dục, ngứa rát âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Vùng kín nóng rát: sẽ xuất hiện khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục
  • Âm đạo bất thường: Âm đạo sẽ có hiện tượng sưng đau, phát ban

Bệnh nấm Candida có gây vô sinh ở phụ nữ không?

Nhiễm nấm Candida thực sự có gây vô sinh hay không tùy thuộc vào việc bạn có phát hiện sớm và điều trị tích không. Hãy giữ cho cơ thể luôn có sức đề kháng tốt, vệ sinh vùng kín đúng cách và tuân thủ phương pháp điều trị, bạn sẽ không khiến bệnh nặng hơn hay thường xuyên tái phát. Khi bệnh được kiểm soát tốt, bạn sẽ có thể dễ dàng mang thai. Ngược lại, nếu nhiễm nấm Candida lây sang bộ phận sinh dục sâu bên trong, thì có thể dẫn đến tình trạng không thể mang thai.

Cách chữa nấm candida ở phụ nữ nhanh và hiệu quả 

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà lựa chọn từng phương pháp chữa trị phù hợp. 

Chữa nấm candida ở phụ nữ bằng thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bạn hoàn toàn có thể chữa nấm Candida đơn giản bằng cách tạo cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

 

  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn ngọt, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước và rèn luyện nâng cao sức khỏe thường xuyên.
  • Mặc đồ lót thoáng, hút ẩm tốt, không mặc đồ chật bí, bó sát.
  • Không thụt rửa nước quá sâu vào trong âm đạo, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có PH phù hợp, không làm dụng xà phòng và các chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín.
  • Không lạm dụng các thuốc kháng sinh, thuốc diệt lợi khuẩn, thuốc tránh thai.

cach-chua-nam-candida-o-nu-gioi.jpg

Chữa nấm candida ở phụ nữ bằng thuốc tây

Trong trường hợp thay đổi chế độ sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ nấm Candida vẫn phát triển gây ra hiện tượng như: khí hư nhiều mùi khó chịu, đau rát vùng âm đạo, nấm phát triển gây ngứa ngáy quá mức vùng kín thì chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và được kê đơn thuốc điều trị.

Trong phác đồ điều trị nấm Candida sẽ thường có các loại thuốc dạng uống, bôi hoặc đặt âm đạo có tác dụng diệt nấm Candida trong âm đạo. 

Tuy nhiên, một số thuốc điều trị nấm Candida có chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì thế, chị em không nên tự ý dùng thuốc điều trị nấm tại nhà khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Chữa nấm Candida ở phụ nữ bằng thảo dược

Nếu tình trang nhiễm nấm Candida do nguyên nhân vệ sinh không đúng cách thì bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Chữa nấm Candida bằng lá trầu không: bạn có thể sử dụng 1 năm lá trầu không đun với nước sạch và một chút muối rồi dùng để xông rửa vùng kín hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Chữa nấm Candida bằng lá chè xanh: Sử dụng một nắm lá chè xanh đun sôi với nước, sau đó dùng nước này để xông rửa vùng kín cũng là một cách rất phổ biến để chữa nấm Candida ở nữ giới.

Tuy nhiên, khi sử dụng thảo dược để chữa nấm, bạn nên lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch sẽ tránh tạp khuẩn và không nên quá lạm dụng thụt rửa quá nhiều lần khiến cho âm đạo có thể bị khô rát.

Bài viết này tôi đã cung cấp cho chị em những kiến thức cơ bản về nhiễm nấm Candida ở vùng kín. Các phương pháp chữa trị nấm Candia ở nữ mà tôi đưa ra ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, chị em không được tự ý áp dụng. Trước tiên khi có một trong các dấu hiệu trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. 

Xem thêm:

Tin tức nổi bật