Siêu thị mỹ phẩm
Khoẻ Hơn, Đẹp Hơn

Nguyên nhân và triệu chứng nấm Candida

1/7/2020 2:34:00 PM

Nấm candida là loại nấm thường xuất hiện ở các vùng như cơ quan sinh dục, miệng và đường ruột của con người, chúng gây ra các bệnh lý như viêm âm đạo, tưa lưỡi, nhiễm nấm đường ruột,... Sau đây, cùng tìm hiểu nguyên nhân nhiễm nấm Candida và triệu chứng nấm Candida nhé.

Nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là tình trạng nhiễm trùng nấm men do nấm họ Candida gây nên, chủ yếu là do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này khá phổ biến và sống ở khắp nơi trên cơ thể người, nhưng nhiều nhất là ở miệng, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida

Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển và gây bệnh của nấm candida là:

1. Do sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ làm tiêu diệt vi khuẩn, cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn không cơ lợi. Khi hệ thống phòng thủ bị tiêu diệt sẽ khiến cho các mầm bệnh tự biến trong cơ thể có cơ hội để phát triển.
Chính vì thế việc làm dụng kháng sinh sẽ góp phần giúp các vi khuẩn có hại có khả năng miễn dịch với kháng sinh.

2. Sử dụng Corticosteroid

Corticosteroid thường được sử dụng để giúp làm giảm viêm nhiễm, ức chế hệ thống miễn dịch và thường được chỉ định sử dụng cho các bệnh tự miễn. Việc làm giả hoạt động tự miễn tự nhiên của Corticosteroid sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và nảy nở.
Không những thế, khi sử dụng các loại thuốc này kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như: loãng xương, các bệnh về đường tiêu hóa và làm kìm hãm sự phát triển bình thường.

 

nam-candida-la-gi.png

3. Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton

Loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, trào ngược axit và loét dạ dày. Tuy nhiên chính điều này lại khiến nấm Candida phát triển quá mức bình thường nhất là ở thực quản.
Đây cũng là nhóm thuốc ảnh hưởng đến ruột, khiến cho hệ vi sinh ở ruột bị mất cân bằng và khiến cho nấm candida có điều kiện phát triển.

4. Ăn nhiều đường

Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida thường gặp chính là do thói quen ăn nhiều đường hàng ngày. Việc sử dụng nhiều đường dẫn đến các bệnh mãn tính: tiểu đường, gan, béo phì… Chính lượng đường quá cao làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, nấm men phát triển thậm chí nó còn cảm biến đường DNA của nó.

5. Căng thẳng, mệt mỏi

Những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến chuyển hóa đường tốt hơn. Không những thế, căng thẳng sẽ kéo theo chứng mất ngủ và nhiều người cho rằng ăn thực phẩm nhiều đường là cách có nguồn năng lượng tốt.
Căng thẳng, mệt mỏi cũng làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cho khả năng tự miễn dịch bị suy yếu và khiến nấm candida tấn công.

6. Sử dụng đồ ăn nhiều thủy ngân

Thủy ngân nặng thường xuất hiện ở nguồn nước bị ô nhiễm, không khí, cá hoặc thủy hải sản. Khi sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều thủy ngân sẽ làm thúc đẩy nấm Candida phát triển.

7. Florua và clo

Florua và clo thường được dùng để làm sạch nguồn nước, tiêu diệt vi khuẩn trong đó có cả những loại vi khuẩn tốt. Sự mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida có cơ hội được phát triển mạnh.

8. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, chúng còn giúp bổ sung lượng estrogen còn thiếu hụt, điều này làm đảo lộn nhịp sinh học của nội tiết tố nữ. Nấm Candida lại phát triển mạnh mẽ trong môi trường có lượng Estrogen cao do đó đây là nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida hàng đầu mà người bệnh cần lưu ý.

9. Sử dụng chất kích thích

Ngoài đường thì chất Ethanol cũng là một trong những nguồn năng lượng giúp nấm Candida phát triển mạnh hơn. Chính vì thế, các loại chất kích thích đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ giúp nấm Candida có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Xem thêm: Nấm Candida là gì? Nấm Candida có nguy hiểm không?

Triệu chứng nấm Candida

Tùy thuộc vào vùng bị nhiễm nấm và mức độ nhiễm mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp là:

  • Khi nhiễm nấm candida ở da: Da xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc màu trắng, những đốm này thường ngứa, rát, đôi khi có thể sưng lên.
  • Khi nhiễm nấm candida phụ khoa: Khi phụ nữ bị nhiễm nấm candida âm đạo sẽ có triệu chứng ngứa, tấy đỏ, nóng rát vùng âm đạo đặc biệt là khi tiểu tiện. Khi quan hệ tình dục sẽ rất đau và khó chịu. Dịch tiết từ âm đạo thường trắng đục và vón cục. Nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm candida khu vực sinh dục, các triệu chứng thường gặp là đau, ngứa, cảm giác châm chích ở đầu dương vật.
  • Khi nhiễm nấm candida ở miệng, lưỡi thường được gọi là bệnh tưa miệng: Triệu chứng là xuất hiện các mảng trắng như sữa đông bên trong miệng, đặc biệt là trên lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Nếu cố cạo sạch lớp màu trắng này sẽ thấy lớp niêm mạc bị viêm, đỏ, có thể chảy máu nhẹ.Nướu răng cũng có thể bị lở loét, những mảng đỏ và trắng xuất hiện xung quanh nướu.
  • Khi nhiễm nấm candida ở thực quản: Sẽ làm cho việc nuốt khó khăn và đau đơn, có thể gây đau ngực khu vực phía sau xương ức.
  • Khi nhiễm nấm candida toàn thân: Khi nấm candida bị lan vào máu, có thể gây sốt, ớn lạnh, sốc và suy đa tạng.

nam-am-dao.jpg

Nấm Candida có chữa được không?

Nhiễm nấm Candida khá phổ biến, hầu như ai cũng có thể mắc bệnh 1 lần. Khi mắc bệnh nấm Candida sống khá dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản. Người bệnh nếu không chữa trị bệnh còn có thể tái phát nhiều lần, khó điều trị hơn.
Nhiễm nấm Candida có chữa được không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh. Nếu có phương pháp điều trị bệnh phù hợp bệnh sẽ nhanh chóng bị loại bỏ, tình trạng nhiễm trùng cũng khó tái phát và sức khỏe cũng được bảo vệ hiệu quả.
Bệnh nhiễm nấm Candida nếu không được điều trị sớm và triệt để còn có nguy cơ bị tái đi tái lại nhiều lần. Nếu trường hợp bị nhiễm nấm tái phát việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều, có thể sẽ bị nhờn thuốc, các thuốc cũ sẽ không còn phù hợp nữa mà phải thay thế bằng thuốc khác, nặng hơn.
Ngoài ra một số trường hợp bị tái phát nhiều lần còn do bạn bị đái tháo đường hoặc do việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài nhiều ngày, thuốc tránh thai, thuốc estrogen… khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Nếu vậy, người bệnh cần phải bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng, dừng các loại thuốc gây ảnh hưởng và điều trị bệnh triệt để.
Như vậy với câu hỏi nấm Candida có điều trị được không câu trả lời là có. Tuy nhiên người bệnh cần phải kiên trì điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, khi phát hiện bệnh cần phải đi khám và chữa trị sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn.

Trên đây là bài viết về nguyên nhân nhiễm nấm Candidatriệu chứng nấm Candida. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với mọi người.

 Xem thêm:

Tin tức nổi bật