Bệnh nấm miệng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng đây cũng là tình trạng hay gặp ở người lớn do nhiều nguyên nhân. Bệnh nấm miệng dễ phát hiện và điều trị nhưng nếu chữa trị không kịp thời cũng gây những nguy hiểm cho người mắc phải.
Sau đây, tôi xin cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về bệnh nấm miệng ở người lớn và tư vấn về lựa chọn thuốc trị nấm miệng ở người lớn tốt nhất, cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh nấm miệng ở người lớn là gì?
Bệnh nấm miệng ở người lớn là một trong những bệnh phổ biến trong đời sống. Đây là tình trạng niêm mạc lưỡi, miệng, họng và thực quản bị nấm Candida Albicans phát triển quá mức kiểm soát và gây hại. Candida là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng khi chúng phát triển quá mức thì sẽ gây ra các triệu chứng nấm miệng.
Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng ở người lớn
Theo thống kê, những nguyên nhân gây bệnh nấm miệng ở người lớn thường gặp:
- Khi hệ thống miễn dịch suy yếu: Tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển về mặt số lượng và làm lây nhiễm nấm miệng.
- Người mắc bệnh HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư: Các tế bào của hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương, làm bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội gây ra bệnh nấm miệng và nhiều triệu chứng khác.
- Sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài hoặc uống với liều cao;
- Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh suyễn.
- Đeo răng giả không phù hợp.
- Những người vệ sinh răng lợi kém.
- Miệng khô vì bệnh hoặc thuốc đang dùng.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
Triệu chứng của bệnh nấm miệng
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nấm miệng ở người lớn:
- Các mảng bám màu trắng trong miệng, thường sau khi lau sạch sẽ để lại các khu vực màu đỏ có thể chảy máu nhẹ.
- Mất vị giác hoặc có vị khó chịu trong miệng.
- Đỏ trong miệng và cổ họng.
- Xuất hiện vết nứt ở khóe miệng.
- Miệng có cảm giác đau đớn, nóng rát.
- Dễ bị đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh các mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt miệng.
- Cảm giác ăn uống không ngon miệng, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và gây sụt cân, suy nhược cơ thể.
Bệnh nấm miệng ở người lớn có nguy hiểm không?
Nấm miệng ở người lớn là bệnh có thể lây nhiễm trở lại ngay cả sau khi nó được điều trị. Đối với những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch, nấm miệng có thể nghiêm trọng hơn.
Nếu bị nhiễm HIV, có thể có triệu chứng nghiêm trọng trong miệng hoặc thực quản, khi ăn bị đau đớn và khó khăn. Nếu nấm lan xuống ruột sẽ nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nấm có nhiều khả năng lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể nếu bị ung thư hoặc các điều kiện khác mà làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp đó, các khu vực có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bao gồm đường tiêu hóa, phổi và gan.
Điều trị bệnh nấm miệng như thế nào?
Bệnh nấm miệng ở người lớn thường được điều trị thành công bằng thuốc kháng nấm, thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp bên trong miệng (thuốc bôi), hoặc viên nén hoặc viên nang.
Với thuốc bôi thường sẽ phải được sử dụng một vài lần trong ngày trong khoảng từ 7 đến 14 ngày. Còn dạng viên nén hoặc viên nang thường được sử dụng một lần mỗi ngày.
Những loại thuốc này thường không có tác dụng phụ, chỉ có một số loại có thể gây buồn nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
Nếu thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid được cho là gây ra bệnh nấm miệng thì cần phải thay đổi loại thuốc hoặc giảm liều.
Thuốc trị nấm miệng ở người lớn loại nào tốt?
- Nếu là một người lớn khỏe mạnh, dùng viên nang acidophilus có thể giúp giảm nhiễm trùng, khôi phục lại các vi khuẩn bình thường trong cơ thể.
- Đối với người lớn bị yếu hệ thống miễn dịch, đặc biệt là ở những người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối có thể dùng amphotericin B khi các thuốc khác không hiệu quả.
Phương pháp phòng ngừa nấm miệng ở người lớn hiệu quả
Một số thói quen bạn nên làm để giảm nguy cơ phát triển bệnh nấm miệng, bao gồm:
- Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt: Bạn hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
- Không lạm dụng các loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt: Bạn hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh.
- Gặp nha sĩ thường xuyên: Đặc biệt là nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc đeo răng giả cần chú ý hơn.
- Hạn chế lượng đường và các chất men có trong thức ăn: Các thực phẩm như bánh mì, bia, rượu vang có thể làm tăng sự phát triển nấm miệng.
- Bỏ thuốc lá: Hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn phương pháp giúp bạn bỏ thuốc.
Trên đây là bài viết cung cấp các kiến thức về bệnh nấm miệng ở người lớn và mách bạn các loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn.
Xem thêm: